Cuộc thi Vì nụ cười trẻ em
Thứ Năm, 03/04/2025 10:00 (GMT+7)

Tài liệu phục vụ thi tuần Sáu

(SKTE) – Nhằm phục vụ cho thí sinh tham dự thi tuần Sáu, Cuộc thi trắc nghiệm Vì nụ cười trẻ em. Ban tổ chức cung cấp tài liệu để các thí sinh có điều kiện làm bài thi tốt hơn.
Ảnh đại diện tin bài

Kết quả tuần thi thứ Năm, Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em”Thể lệ cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” năm 2025

Câu 1: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.Bạn cho biết nội dung trên được ghi tại điều bao nhiêu của Hiến pháp năm 2013?

"Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”

Điều 37 của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền của trẻ em, đảm bảo sự bảo vệ toàn diện đối với trẻ em từ gia đình, xã hội và Nhà nước.

Câu 2: Bạn cho biết những dấu hiệu nào dưới đây phụ huynh nghi vấn trẻ bị bạo hành: Thứ nhất, khi đón trẻ về từ cơ sở giáo dục mầm non, phụ huynh thấy con có những vết lạ trên cơ thể như bị bầm, chấn thương ở đâu đó trên cơ thể bé. Bé đi học về và khóc nhiều, khó chịu, giật mình khi ngủ, gặp ác mộng, khóc trong giấc ngủ, hay bị hoảng sợ, có thể hoảng sợ ngay cả khi ba mẹ nói lớn. Thứ hai, Tâm lý của bé có nhiều bất thường, bỗng nhiên sợ cô giáo, sợ đi học, nhắc tới việc đi học thì rất sợ, chỉ muốn ở nhà, đưa trẻ tới trường trẻ quấy khóc, không muốn vào lớp. bỗng nhiên biếng ăn, bị sốt cao, bị nôn ói ...

Thứ nhất: Dấu hiệu thể chất như vết bầm tím, chấn thương trên cơ thể, trẻ có biểu hiện khó chịu, khóc nhiều, hoảng sợ khi nghe tiếng lớn.

Thứ hai: Dấu hiệu tâm lý như sợ đi học, sợ cô giáo, thay đổi thói quen ăn uống, nôn ói, sốt cao…

Cả hai nhóm dấu hiệu đều có thể là dấu hiệu trẻ bị bạo hành.

Câu 3: Được quảng cáo là nơi “cưu mang các thai phụ, người già có hoàn cảnh khó khăn; sinh viên, học sinh mang thai ngoài ý muốn...”. Tuy nhiên, nhân viên tại đây thường xuyên bạo hành các bé với các hành vi như xách tay chân, ném, bóp đầu, bóp miệng, tát, đấm liên tiếp...Bảo mẫu Nguyễn Thị Ngọc Cẩm và Diệp Ngọc Tuyền bị cảnh sát bắt tạm giam để điều tra hành vi Hành hạ người khác.Bạn cho biết sự việc trên xảy ra tại cơ sở bảo trợ xã hội nào?

Vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng, nơi nhân viên bạo hành trẻ bằng các hành vi như xách tay chân, ném, bóp đầu, tát, đấm liên tiếp… Hai bảo mẫu Nguyễn Thị Ngọc Cẩm và Diệp Ngọc Tuyền đã bị bắt giữ để điều tra về tội "Hành hạ người khác" theo Bộ luật Hình sự.

Câu 4: Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết trên toàn quốc đã điều tra, khởi tố 1.198 vụ với 1.419 bị can liên quan đến các hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em. Đồng thời, xử lý hành chính 48 vụ, 125 đối tượng. Trong đó, nhóm hành vi bạo hành trẻ em chiếm 12%, còn lại là xâm hại trẻ em. Theo bạn, số liệu trên là của 8 tháng đầu năm nào sau đây?

Theo thông tin từ Bộ Công an, trong 8 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc đã điều tra, khởi tố 1.198 vụ với 1.419 bị can liên quan đến các hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em. Đồng thời, xử lý hành chính 48 vụ, 125 đối tượng. Trong đó, nhóm hành vi bạo hành trẻ em chiếm 12%, còn lại là xâm hại trẻ em.

Câu 5: Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Theo bạn Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban nào dưới đây?

Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (CRC - Convention on the Rights of the Child) là một hiệp ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Ủy ban Quyền trẻ em Liên Hợp Quốc (United Nations Committee on the Rights of the Child - UNCRC) là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Công ước này. Các quốc gia thành viên phải định kỳ báo cáo về tình hình thực thi Công ước cho Ủy ban này.

Ban Tổ chức Cuộc thi
Tài liệu phục vụ thi tuần Bẩy
Tài liệu phục vụ thi tuần Bẩy

(SKTE) – Nhằm phục vụ cho thí sinh tham dự thi tuần Bẩy, Cuộc thi trắc nghiệm Vì nụ cười trẻ em. Ban tổ chức cung cấp tài liệu để các thí sinh có điều kiện làm bài thi tốt hơn.

Tài liệu phục vụ câu hỏi thi tuần 4
Tài liệu phục vụ câu hỏi thi tuần 4

(SKTE) – Nhằm phục vụ cho nhiệm vụ thi tuần 4 Vì nụ cười trẻ em, Ban tổ chức cuộc thi cung cấp tài liệu, giúp các thí sinh có điều kiện làm bài thi tốt hơn.

Ai có trách nhiệm báo cáo khi phát hiện trẻ em bị xâm hại
Ai có trách nhiệm báo cáo khi phát hiện trẻ em bị xâm hại?

(SKTE) - Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.

Chăm sóc và giáo dục trẻ em
Chăm sóc và giáo dục trẻ em

(SKTE) - Luật trẻ em đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05 tháng 4 năm 2016. Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 có hiệu lực từ ngày 1/6/2017.

CUỘC THI “VÌ NỤ CƯỜI TRẺ EM”

Cơ quan chủ trì: Tạp chí Sức khỏe trẻ em

Cơ quan, đơn vị phối hợp:

Tập đoàn Trí Nam

Liên hệ: Điện thoại: 0986745565; 0988158008; 0971251286; 0912279406
E-mail: suckhoetreem2024@gmail.com.